Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

SÁCH GIÁO KHOA DẠY CHỮ VIỆT TIẾNG VIỆT: SAI và KỲ THỊ MIỀN NAM


Mình mới coi một cái clip, cười mệt luôn.
Nội dung cái clip đó là một anh chàng người miền Tây bắt bẻ sách giáo khoa tiếng Việt, có lẽ là lớp 1. Anh chàng này chắc ít học nên nhiều chữ anh ấy không hiểu. Anh ấy không hiểu thì con nít lớp một ở miền Tây sẽ chắc chắn không hiểu.
Anh ấy muốn phê là phê những chữ, tiếng dạy cho con nít lớp một là khó hiểu (mà theo anh ấy là SAI). Cho nên, anh ấy phê phán đúng chứ không sai, dù anh ấy ít học. Anh ấy chỉ phê theo cảm tính chứ không biết giải thích. Mình sẽ giải thích "giùm" anh ấy!
CHỮ SAI:
Gà QUÉ: anh ấy không hiểu con gà qué là con gà gì. Thật ra GÀ QUÉ là từ ghép, QUÉ là từ cổ chỉ con gà, giống như chợ búa, búa là từ cổ chỉ cái chợ. Từ ghép "gà qué" này không chỉ cụ thể một con gà nào hay một giống gà nào, nó tương tự như "chợ búa" không chỉ cụ thể một cái chợ nào, hay là "nhà cửa" không chỉ cụ thể một cái nhà hay một cái cửa nào.
Thí dụ: Nhà không có gà qué gì để đãi khách.
Trưa trờ trưa trật rồi mà chưa chợ búa cơm nước gì hết.
Nhà cửa sao mà để dơ bẩn quá vậy nè.
Cái sai ở đây là vẽ con gà rồi ghi chữ gà qué là sai, ghi chữ GÀ thôi là đủ rồi. Nếu vẽ một cái chợ mà ghi chợ búa thì người ta sẽ ngơ ngác tưởng cái chợ đó tên búa. Vẽ một cái nhà mà ghi nhà cửa cũng sai hoàn toàn ý nghĩa của từ nhà cửa vậy.
Tóm lại, chữ GÀ QÚE là có nhưng tác giả sách không hiểu rõ nghĩa của từ này nên mới vẽ con gà và chú thích là gà qué.
Ì RA: Từ Ì này là động từ, mà ít khi dùng riêng. Nói ngồi ì, nằm ì, đứng ì thì sẽ đễ hiểu hơn là Ì RA. Mà vẽ cái hình Ì RA lại càng khó hiểu. Giống như ĐI RA, LÀM RA tự nhiên bốc hai chữ đó RIÊNG RA rồi vẽ hình minh họa thì người lớn cũng khó hiểu chứ nói gì con nít 6 tuổi.
CHÚ Ỉ:
ỉ là tên một giống heo, giống heo này ở miền Bắc chứ miền Nam không có, cho nên từ đúng phải là chú lợn ỉ hay chú heo ỉ chứ chú ỉ là không đủ nghĩa.
Anh chàng miền Tây kia nhờ nhìn hình mà biết là con heo hahaha. Dạy CHÚ Ỉ cũng là một cách dạy kỳ thị các từ miền Nam.
TỪ ĐẶC TRƯNG MIỀN BẮC
Kê: miền Tây không có hạt kê, chợ không có bán hạt kê nên người dân không biết. Ai có học có đọc sách thêm thì biết "giấc mộng kê vàng", biết hạt kê qua sách vở. Con nít miền Tây 6 tuổi chắc chắn không biết.
Ngóe: người miền Nam có học mới biết thành ngữ giết người như ngóe chứ không biết con ngóe là con gì. Người ít học thì hoàn toàn không biết NGÓE. Nhờ nhìn hình biết là con nhái. Con nít miền Nam 6 tuổi chắc chắn không biết, khó tưởng tượng.
TỪ ÍT DÙNG
Y CỤ là dụng cụ y khoa, từ không thông dụng, dễ làm cho con nít lẫn lộn, thí dụ y phục, y nguyên hai chữ y này nghĩa khác nhau mà thường gặp hơn, giờ thêm y cụ nghĩa khác nữa, trẻ em 6 tuổi chưa cần phải phân biệt, dạy nhiều chữ không cần thiết quá nó dễ bị rối trí.
(Đọc hết sách GK từ lớp 1 đến lớp 5 sẽ thấy rõ sự kỳ thị với từ ngữ, tiếng nói của miền Nam. Mai sẽ viết tiếp về sự kỳ thị này.)
https://www.facebook.com/vietnamese.tv/videos/552044865251320/?hc_location=ufi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét