Hồi xưa, khi chưa có chữ quốc ngữ thì chữ Nôm để ghi tiếng Việt. Chữ Nôm là chữ tượng hình nhìn chữ đọc ra âm. Vì chữ tượng hình chứ không ghi âm nên đọc ra đúng nghĩa là được
Thí dụ chữ 𡗶 đọc là "trời" hay "giời" hay "chời" tùy vùng miền, hiểu đúng nghĩa là (ông) TRỜI là được.
Chữ 𥯌 là (cây) TRE, miền Bắc đọc là CHE, miền Nam đọc là TRE miễn hiểu đúng nghĩa là cây tre là được.
Chữ 瞞 là (mê)MAN miền bắc đọc là MAN, miền Nam đọc là MANG hiểu đúng nghĩa là mê MAN là được.
Chữ tượng hình cũng có quy tắc chính tả, quy tắc chính tả dựa theo nghĩa. Thí dụ cùng là âm TƯ nhưng 资 TƯ bản chữ viết khác hoàn toàn với chữ 諮 TƯ vấn.
Sau này khi có chữ quốc ngữ thì vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm nên quy tắc chính tả khác đi, vừa dựa theo âm vừa dựa theo nghĩa.
Thí dụ, người Bắc đọc CHE nhưng nếu là cây tre thì phải viết TRE, nếu là che chở thì viết CHE.
Người nam đọc MANG nhưng nếu là mê man thì viết MAN mà mang vác thì phải viết MANG.
Nếu xét theo chính tả của chữ quốc ngữ hiện đại thì người miền Bắc hay miền Nam đều có những từ đọc không đúng chính tả.
Thí dụ, người Nam đọc không phân biệt được các âm đầu V, D, Gi. VƠ, DƠ, GIƠ đều đọc giống nhau
Không phân biệt âm đầu HU (HO) với âm đầu QU như HOA, QUA đọc giống nhau, HUỆ QUỆ đọc giống nhau, HUÊ, QUÊ đọc giống nhau
Không phân biệt các âm cuối N và NG như LAN và LANG đọc giống nhau. Không phân biệt âm cuối C và T như VIỆT và VIỆC đọc giống nhau. Không phân biệt âm cuối T và CH như ÍT và ÍCH đọc giống nhau.
Và đọc không phân biệt được hỏi, ngã.
Còn người Bắc thì không phân biệt âm đầu TR và CH trái CHANH và bức TRANH đọc giống nhau. Không phân biệt âm đầu R và GI giỏi GIANG và rảnh RANG đọc giống nhau.
Người Bắc không đọc phân biệt được âm đầu S và X, SƯƠNG mù với XƯƠNG cốt đọc giống nhau.
Người Bắc đọc không phân biệt vần IU, ƯU, ƯƠU HIU quạnh, về HƯU, con HƯƠU đọc giống nhau.
Chính tả là quy ước cho chữ viết để ai đọc cũng HIỂU ĐÚNG. Còn tiếng nói là thói quen của vùng miền, không thể nói giọng miền này chuẩn hơn giọng miền kia. Chuẩn là dựa theo chuẩn nào? nếu dựa theo chuẩn chính tả thì một là chính tả có sau tiếng nói, hai là miền nào cũng có lỗi phát âm sai chính tả.
Nếu lấy giọng một miền làm chuẩn thì vô nghĩa, vì làm sao sửa giọng cho các vùng miền khác. Còn nói "chuẩn" khơi khơi thì nói làm gì?
(Còn tiếp kỳ sau: Vì sao cả hai miền đều có nhiều từ phát âm sai chính tả nhưng chỉ một vài lỗi phát âm sai bị coi là "ngọng", là "quê mùa"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét