Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

HEO ƠI LÀ HEO!


Tháng giáp Tết là mùa cao điểm tiêu thụ thịt heo, vậy mà giáp Tết năm nay giá heo sụt thê thảm. Chỉ trong vòng hai tháng, từ đầu tháng 11-2016 đến đầu tháng 1-2017 giá heo đã sụt mất khoảng 1,5-2 triệu đồng/ 1 tạ heo, tùy địa phương, mà giá này vẫn chưa là giá đáy!
Nguyên nhân (đọc được trên báo chí) là vì thương lái TQ ngưng mua heo, đàn heo ế dồn cục lại quá nhiều thì giá tự nhiên là phải sụt.
Một nguyên nhân nữa có liên quan đến nguyên nhân ở trên mà báo nêu ra là hai năm vừa qua (2015-2016) nhờ bán cho TQ được giá cao nên người chăn nuôi tự phát tăng đàn heo quá nhiều. Báo Thanh niên còn chỉ đích danh là người "nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ" thấy có lợi nên tự động tăng đàn dẫn đến cung vượt cầu!
Ai ở trong ngành chăn nuôi đều biết, trừ khi nuôi 1,2 con heo thì có thể "tự phát" chứ nuôi 20 con trở lên là phải có phép tắc đầy đủ. Trang trại càng lớn thì các "phép tắc" càng nhiều và càng khó. (Thí dụ, quy định nước thải chăn nuôi sau khi xử lý phải đạt cột A tương đương nước uống được, hoặc mới đây là quy định nước thải chăn nuôi (sau khi đã xử lý đúng quy định) thì không được thải ra môi trường!). Không phải muốn tự phát là tự phát mà đương nhiên là phải có sự cho phép của các cơ quan quản lý.
Cách nay đúng 1 năm báo Tiếp Thị Thế Giới đã cảnh báo ngành chăn nuôi heo sẽ vỡ trận nếu cứ nuôi vô tội vạ và cứ trông chờ vào thị trường Trung Quốc (hình 1). Thế nhưng một năm qua các cơ quan có liên quan như Bộ Nông nghiệp, Cục Chăn nuôi vân vân không hề quan tâm đến các thông tin trên để cảnh báo cho người chăn nuôi và có biện pháp kiểm soát cái gọi là "tự phát tăng đàn".
Và cũng trong năm qua, có ít nhất hai đại gia đầu tư ngàn tỷ vào chăn nuôi heo, đó là tập đoàn MAsan và tập đoàn thủy sản Hùng Vương ( hình 2, hình 3). Vậy ai mới là "tự phát" thấy lợi nhảy vào và được nhà nước ủng hộ hết mình.
Chăn nuôi heo cũng như các ngành nông nghiệp khác, không phải cứ đầu tư thật nhiều là thu được thật nhiều. Không phải nuôi một con lời 1 triệu thì nuôi 100 ngàn con sẽ lời 100 tỷ. Trên một diện tích đất nhất định, nguồn nước sạch sẽ chỉ đủ cho một số lượng giới hạn gia súc định nuôi trên đó và môi trường cũng chỉ có thể tiếp nhận giới hạn các chất thải, khí thải mà gia súc thải ra. Nếu cứ nuôi cố vì lợi nhuận thì một thời gian môi trường sẽ bị phá hoại nghiêm trọng và đó không phải là chăn nuôi bền vững.
Các luật lệ phép tắc cho ngành chăn nuôi không thiếu để có một nền chăn nuôi bền vững nhưng sao ngành chăn nuôi cứ mãi bấp bênh? Và mỗi lần có sự cố xảy ra là y như rằng do nông dân "tự phát".
Đừng hỏi tui là có ý gì hay ho hơn không, chứ chê như tui thì dễ quá. ỦA, người giành lãnh đạo toàn diện thì phải có trách nhiệm lo chứ đừng đổ thừa nha. Nói vậy thôi chứ tui biết chắc là chẳng ai lo cả. Người nông dân là tui đừng có càm ràm nữa, vô ích thôi!

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

RỪNG TRÀM TRÀ SƯ

 Lên núi xong tụi mình vào rừng. Rừng tràm Trà Sư là phần còn sót lại của môt dải rừng tràm mênh mông trong vùng tứ giác Long Xuyên. Trong tự nhiên rừng tràm là vùng đất thấp, đầm lầy. MÙa nước lên thì nước dâng cao vài thước, tới mùa nước cạn thì đất xem xép nước. Tuy nhiên trong rừng tràm có nhiều chỗ thấp nước ngập sâu quanh năm, tràm không mọc được gọi là “lung”. Hiện nay, để bảo tồn rừng tràm người ta đắp đê bao quanh rừng tràm và giữ nước bên trong để có chỗ cho các loại tôm cá sống và phát triển, nhờ đó mà các loại chim nước ăn tôm cá cũng rất đa dạng trong rừng tràm.

Đoàn mình đến rừng, xuống vỏ lãi để đi vào rừng mà ai nấy hớn hở thế này nè:
Vỏ lãi chạy sâu vô rừng, qua vài khúc quẹo thì cho khách lên bò chuyển qua ghe chèo để đi thăm thú rừng tràm. Đoàn mình 8 người chia hai xuồng, người chèo xuồng kiêm luôn hướng dẫn viên giới thiệu rừng tràm
Đi xuồng một vòng trong rừng tràm, xem chim xem cây xem cỏ, có gì xem nấy, bàn tán, chụp hình làm diên làm dáng...đủ kiểu ...
Rồi lại chuyển qua vỏ lãi đi vô “trạm giữa” nơi có đài quan sát cao để nhìn toàn cảnh rừng tràm
Lên bờ vô đài quan sát, tuy chiều rồi, hết son phấn rồi mà cũng hí hửng và đẹp lồng lộn vầy nè. NHỏ Lệ UYên thò tay ra sau ngoéo cái gì zạ?
Leo lên đài quan sát mà người đẹp Bé Năm yểu điệu thục nữ vầy nè
Còn cặp này thì tranh thủ hú hí
Chỉ có 6 em leo lên đài quan sát, em Hiền và em Sơn ở dưới đất tranh thủ vô quán cháp nước thốt nốt trước.
Rời rừng tràm mấy nàng người mẫu cưn ngắn cũng ráng làm chim bay cò bay lần cuối. Tuy hơi nặng ký nhưng cũng bay lả lướt vầy.
(Còn tiếp kỳ sau: xứ Chắc Cà ĐAo ở đâu?)