Với một đất nước nông nghiệp như VN, 70% dân số là nông dân,(hoặc ngư dân) sống ở nông thôn thì hầu như mỗi người dân ai cũng có họ hàng gia đình liên quan đến nông nghiệp.
Mấy chục năm nay dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, trình độ kỹ thuật ngành nông nghiệp và mức sống của nông dân của nước ta cứ lẹt đà lẹt đẹt hạng chót trong khu vực cũng như trên thế giới. (Đừng có đưa ra số lượng xuất khẩu gạo cá tôm gì đó để nói là "nông nghiệp phát triển", cái này cần nhiều thời gian và giấy mực để nói, giờ không bàn)
Điệp khúc được mùa rớt giá là một nỗi ám ảnh với nông dân. Rồi "lời đồn" trồng cây này có "giá trị kinh tế", nuôi con kia "làm giàu làm cho nông dân cứ đổ xô đi trồng, đi nuôi... rồi kêu gọi giải cứu, cứ thế mãi khiến cả xã hội đều ngao ngán.
Có nhiều người lý luận rằng tất cả là tại nông dân tham và ngu, nghe có lợi là làm, không chịu nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu mà cứ nhắm mắt làm bừa nên thất bại là phải rồi. Mong muốn nuôi con gì trồng con gì để làm giàu là mong muốn chính đáng không phải là tham. Tìm hiểu nghiên cứu thị trường thì đâu có phải là chức năng nhiệm vụ "chính trị" của nông dân đâu mà bảo họ ngu. Việc nghiên cứu thị trường và cảnh báo, khuyến cáo cho nông dân là việc của chính quyền.
Tôi là nông dân và ở nông thôn. Tôi may mắn được ăn học nhiều hơn các "đồng nghiệp" nông dân của tôi. Thế nhưng giờ kêu tôi dự đoán giá lúa, giá cá, giá tôm, giá trứng gà, trứng vịt, giá rau quả trái cây, thịt heo thịt gà v.v... thì tôi chịu thua không làm sao dự đoán nổi. Kêu tôi dự đoán nhu cầu tiêu thụ lúa gạo hay trái cam trái quýt trái xoài để lên kế hoạch sản xuất thì tôi cũng điếc ngắc luôn. Vậy thử hỏi làm sao mà những vị đồng nghiệp nông dân của tôi có thể dự đoán hay dự tính gì cho được.
Lại thêm tivi và báo chí cứ nhắm mắt nhắm mũi bơm thổi vô tội vạ. Xem tivi thì hôm nay ca ngợi trồng cam xoàn thu bặc trăm triệu, mai thì nuôi gà đồi gà vườn gì đó mà thành tỷ phú. Trồng khoai lang Nhật, trồng bông điên điển, nuôi bò, nuôi heo, nuôi gà gì cũng "làm giàu không khó"
Nếu có những nông dân giàu len nhờ trúng giá thì đó không phải là họ dự đoán giỏi mà hoàn toàn do may mắn. Trúng giá cũng khong lời nhiều như những ngành nghề công nghiệp hay dịch vụ. Chỉ một lần thất bát là tiền bạc đội nón ra đi.
Nông dân làm gì cũng tự lo, muốn vay vốn ưu đãi cũng phải lót tay mới được. Mua vật tư, phân thuốc, thức ăn gia súc phải ghi nợ tới mùa trả lãi cao.... Bao nhiêu nỗi khổ treo trên đầu nông dân có ai biết cho. Ruộng đất bề bề vậy chứ trong nhà khô máu là chuyện rất thường.
link dưới còm: người trồng tiêu đang điêu đứng)
(còn tiếp: nông dân phải làm gì?)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét