Lần đầu tiên tôi biết đến bệnh viêm tụy cấp (VTC) là hồi năm 2011. Lúc ấy một anh bạn đồng nghiệp của tôi bị bệnh đó và qua đời đột ngột khiến tất cả người thân lẫn bạn bè đều bàng hoàng. Anh ấy là người rất biết giữ sức khỏe, đi khám bệnh định kỳ đều đặn và có bệnh dù nhẹ cũng đi SG khám, chữa chứ không khám chữa ở tỉnh.
Khi anh khởi phát bệnh VTC chỉ có triệu chứng đau bụng thì anh đi khám ở bệnh viện TA ở SG là bệnh viện tư ảnh thường khám chữa bệnh. Bệnh viện không chẩn đoán ra bệnh VTC nên cho thuốc uống rồi dặn 2 tuần sau tái khám. Chưa hết 2 tuần mà bệnh ngày càng nhiều nên vợ ảnh đưa ảnh lên BV TA khám lại. Bệnh viện cho nhập viện nhưng bệnh cứ ngày một nặng nên mấy ngày sau vợ ảnh chuyển viện cho ảnh qua BV Y Dược. Tại đây Bs chẩn đoán là ảnh bị VTC nhưng cũng thông báo với vợ ảnh là quá muộn rồi. Ảnh bị hôn mê và sau đó vài ngày thì qua đời, hưởng dương 55 tuổi. Gia đình ảnh rất giàu, vợ ảnh đã năn nỉ BS cứu ảnh dù giá nào chỉ cũng lo được ...
Lần thứ hai tôi nghe về bệnh VTC là một cô bạn thân bị bệnh. Cô đang đi làm thì bị sốt và đau bụng, cấp tốc nhập viện V. (bệnh viện tư). Bs chẩn đoán là bệnh VTC và lập tức mổ ngay. Sau ba tuần thì cô ấy khỏi bệnh. Bs bảo cô đã rất may mắn được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lần thứ ba tôi nghe về bệnh VTC là chuyện người mẹ bị mất đứa con trai 19 tuổi ở BVCR vì bệnh này. Sau đó thì thành lớn chuyện, chửi mắng nhau ... dậy sóng.
Tôi cũng chỉ đọc câu chuyện trên mạng thôi và thấy những điểm như thế này:
1/ Bệnh viện Đồng Nai chẩn đoán là bệnh VTC, cấp tốc chuyển lên BVCR. Bác sĩ nào cũng biết đó là bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh nhân không được cấp cứu ngay khi mới được chuyển đến. Điểm này không thấy BVCR giải thích vì sao. Thử đứng ở vị trí người mẹ, khi con đã chết thì sẽ ân hận không nguôi, sẽ giận dữ vì con mình không được cấp cứu kịp thời. Ai cũng có tâm lý đó mà thôi.
2/ Khi người mẹ đưa câu chuyện lên FB thì BVCR họp báo để phản bác lại, đó cũng là chuyện đương nhiên. Nhưng Bs Hồ Thanh Bình khi trả lời báo chí lại lồng vô hai chi tiết một là bà mẹ bỏ con cho dì của bé nuôi từ lúc bé 2 tuổi và hai là bà mẹ "thậm thụt" đưa tiền. Chi tiết mẹ bỏ con là không đúng, còn chuyệ "thậm thụt" thì cũng dễ hiểu. Con nguy kịch quá bà mẹ quay cuồng bấu víu được chỗ nào thì bấu víu. Tiền cũng là một chỗ bấu víu của bà. Điều này có thể thông cảm được.
Chúng ta sống ở VN, dù giàu hay nghèo thì cũng phải gánh chịu một nền y tế nhiều "vấn đề". Vậy ta nên từ những chuyện đã xảy ra mà rút ra bài học cho mình.
Thứ nhất là nên tự tìm hiểu về nhưng bệnh nguy hiểm kiểu như bệnh VTC để khi bản thân hoặc người nhà có bệnh thì có hướng xử lý kịp thời. (chọn Bv, nhờ Bs v.v...)
Thứ hai là với bệnh cần cấp cứu gấp thì không nên đưa đến BVCR vì bệnh viện này đã rất quá tải. Dù có là người nhà Bs hay ông nọ bà kia thì cũng bó tay khi BV đã đầy ứ, không biết phải "nhét" bệnh nhân vô chỗ nào. BS giỏi cũng bất lực mà thôi.
Thứ ba là cần tìm sẵn một bác sĩ mà ta có thể tin tưởng để được tư vấn kịp thời khi bị bệnh nguy cấp. Để khi việc đã rồi thì có nói gì nữa thì cũng đã mất người thân. Càng nói càng đẩy chuyện đi xa mà không giải quyết được gì.
Còn những chuyện khác như tại sao Bv quá tải, tại sao nhập thuốc giả, tại sao nhân viên y tế nhận tiền v.v ... thì thân phận bệnh nhân như em không trả lời được.
Sống ở xứ thiên đường thì tốt nhất là đừng có bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét