Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

THÀNH PHỐ NGẬP NƯỚC DO ĐÂU?


Nước ngập bây giờ không phải chỉ là đặc sản của Sài Thành mà đã lan ra nhiều đô thị ở miền Tây như Cần Thơ, Vĩnh Long, Long Xuyên, Trà Vinh v.v... dù các đô thị này đều nằm cạnh một dòng sông lớn.
Đọc các tin trên báo về việc nước ngập thì thấy họ lý giải là do "triều cường" và do "biến đổi khí hậu" làm nước biển dâng cao. Đây là cách giải thích sai sự thật, ĐỔ HẾT TẠI TRỜI, gây hiểu lầm về nguyên nhân ngập nước, phủi bỏ trách nhiệm của chính quyền vì đã để cho tình trạng nước ngập xảy ra ngày một nặng mà không có cách giải quyết.
TRIỀU CƯỜNG là gì? để hiểu thì phải biết về thủy triều. Do ảnh hưởng sức hút của mặt trăng nên nước biển dâng lên và hạ xuống theo chu kỳ, gọi là thủy triều. Một ngày thủy triều lên một lần xuống một lần gọi là "nhật triều", lên xuống hai lần gọi là "bán nhât triều". Ở miền Nam nước ta chế độ thủy triều là bán nhật triều.
Một tháng âm lịch có hai lần thủy triều lên cao nhất trong tháng là ngày mùng 1 và ngày rằm, dân miền Tây gọi là con nước rong. Có lẽ ngôn ngữ báo chí cách mạng gọi những ngày nước rong này là TRIỀU CƯỜNG.
Ngày xưa, trước thời ngập nước triền miên thì mỗi tháng vẫn có hai lần triều cường mà sao nước không ngập? Báo chí cho lời giải là bây giờ triều cường cao "lịch sử", có những lần triều cường cao nhất trong 50 năm lại đây. Điều này SAI vì MỰC THỦY TRIỀU đo ở biển Vũng Tàu hiện nay KHÔNG CAO HƠN hồi cách nay 40-50 năm.
Nhưng thủy triều đo ở trạm Phú An trên sông Sài Gòn, phường Bến Nghé Q1 cách biển 60km, mực triều cường tăng đột biến từ những năm 1990, trùng với thời kỳ đô thị hoá mạnh mẽ và những năm gần đây năm sau cao hơn năm trước, năm nào cũng triều cường "kỷ lục". Vậy điều gì làm cho triều cường ở ngoài biển thì bình thường mà trong sông lại cao kỷ lục? Đó là do quy hoạch thành phố thiếu tầm nhìn (rất nhiều vấn đề: lấp hồ ao kênh rạch, bê tông hóa, cống thoát nước không thích hợp, v.v...)
Ở đồng bằng song Cửu Long các thành phố ngập được cho là do triều cường và nước biển dâng. Triều cường thì như trên đã nói, do xây dựng thành phố thiếu tầm nhìn, thiếu hiểu biết mới làm cho thủy triều từ bình thường trở thành CƯỜNG.
Còn nước biển dâng gây ngập các đô thị cũng sai luôn. Theo tài liệu của Viện Khoa Học Thủy lợi VN thì từ năm 1993-2003 tốc độ nước biển dâng bình quân khỏang 3,1±0,7 mm/năm (tức là cao nhất 3,1cm/10 năm). Dự đoán là đến NĂM 2100 nước biển dâng cao 1m thì 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long bị ngập nước.
Tóm lại, biến đổi khí hậu và nước biển dâng là có, nhưng là chuyện cuối thế kỷ 21. Bây giờ thế giới họp bàn tính toán để đối phó chuyện dự đoán sẽ xảy ra. THỰC TẾ bây giờ nước biển chưa dâng và chưa làm ngập nơi nào ở đồng bằng cả. Thủy triều ngoài biển cũng vẫn thế, vào tới trong sông thì trở nên CƯỜNG (mà hồi trước 75 chẳng bao giờ cường. chỉ là nước rong thôi.)
VẬY CÁCH NÀO ĐẺ HẾT NGẬP? Có cách chứ. Nhiều thành phố trên thế giới thấp hơn mực nước biển mà đâu có ngập. Chỉ có điều bây giờ lãnh đạo đường như chỉ biết phá, còn giải quyết vấn đề thì không ai biết!
Hình: TP Long Xuyên ngập do triều cường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét