Ở nông thôn lúa gạo nông dân làm ra các ông "thu mua" với giá rẻ mạt. Heo, gà, vịt, hột vịt gì các ông cũng "thu mua" cũng quản lý tất tần tật. Khi chưa ép được nông dân vô tập đoàn thì các ông đi tới từng nhà đo bồ lúa để tính ra số lúa được giữ lại đủ cho gia đình ăn, dư bao nhiêu phải "bán" hết cho nhà nước. Heo gà vịt cũng vậy, phải để nhà nước "thu mua", bán chợ đen là có tội.
Lúc ở SG quân cách mạng xộc vô nhà dân lục lọi "đồ tế nhuyễn, của riêng tây" thì ở đồng bằng các đồng chí cũng không chịu kém. Chỗ tôi hiện sống khi ấy các ông cách mạng cũng tự tiện xông vô nhà người ta , có vàng lấy vàng có gì gọi là của cải đều "tịch thu". Nhà tôi giờ còn một cái giường của cha mẹ chồng tôi ngủ ngày xưa, trong thành giường khuất dưới vạt có đóng một cái hộp nhỏ để giấu vàng phòng khi bị khám xét. Cái hộp nhỏ xíu, giấu được chừng 10 khoen vàng là tối đa (10 chỉ). Giờ nhìn cái hộp thấy thương ông bà hồi ấy gì đâu.
Vì thu mua của dân mọi thứ nên các ông phải ngăn sông cấm chợ, không cho dân đem hàng hóa đi bán chợ đen. Chuyện ngăn sông cấm chợ này mọi người đã nói nhiều rồi. Từ miền Tây lên SG có cái trạm Tân Hương khét tiếng, xe đò dừng lại trạm có khi vài ba tiếng để chờ kiểm soát. Tôi đã từng thử đi "buôn lậu" đường từ Bến Tre lên SG kiếm chút tiền xài khi còn học đại học. Kết quả là bị tịch thu hết giỏ đường 10kg ở trạm xét ngay bến phà Rạch Miễu chứ chưa lết được tới Tân Hương. Lời đâu không thấy mà mất luôn số tiền ít ỏi mẹ cho dằn túi đi lên trường học.
Dù làm đủ mọi cách, từ thu mua tới tịch thu của dân, ép nông dân hợp tác hóa, sản xuất theo kế hoạch mà dân ngày càng đói. Hồi tôi học đại học sinh viên đói thôi rồi. Mỗi tháng tiêu chuẩn được 17 kg gạo với mấy trăm gram thịt, mấy trăm gram đường. Có vụ này chắc các bạn sinh viên thời này không hình dung, là mỗi năm sinh viên nữ được "tiêu chuẩn" mua mấy thước vải mùng dùng cho việc của nữ giới, ahihi!
Tới năm 85 kinh tế quá kiệt quệ, làm phát tăng cao, các ông túng thế phải đổi tiền. Cú đổi tiền này xảy ra khi chúng tôi còn đang học ĐH. Khi ấy tôi nhớ tờ tiền lớn nhất là 50đ. Sau cú đổi tiền này, mà số lượng tiền được đổi tối đa là giới hạn bao nhiêu đó (không nhớ) thì những nhà giàu còn sống sót, còn chống chọi được tới lúc này lại lần nữa bị mất trắng.
Đổi tiền xong thì oh! lạm phát phi mã lên tới 700% thì năm 1986 các ông mới chịu "mở cửa", "đổi mới" gì đó. Từ đây các ông mở dây siết cổ nền kinh tế, không thu mua, không ngăn sộng cấm chợ, trả lương đủ cho cán bộ nhân viên tự mua gạo và nhu yếu phẩm chứ không phân phối bao cấp nữa. Chỉ đơn giản là thả bàn tay lông lá ra cho nhân dân tự thở, không làm những điều kỳ quái đi ngược quy luật kinh tế thì tự nhiên kinh tế phát triển, Vậy là các ông tự hào về thành tích đổi mới, tự hào mãi đến hôm nay.
Chỉ sau vài năm mở thòng lọng cho dân miền Nam, năm 1988 vẫn còn nhập khẩu lương thực nhưng năm 1989 lần đầu tiên VN đã xuất khẩu được 1,4 triệu tấn gạo. Kể từ đây, cái sự đói khát mới không còn ám ảnh người dân miền Nam.
Các bạn thanh niên ngày nay nghĩ xem, nếu gia đình cha mẹ các bạn bị cướp sạch thành quả lao động cả đời, gia đình con cái đói khổ nheo nhóc và thất học (vì lý lịch) thì các bạn có căm thù không? Nhưng nhân dân miền Nam quả thật là rất hiền lành, họ đã chịu đựng và vượt qua tất cả để NHIỀU LẦN phải làm lại từ đầu.
Kinh khủng !Nhưng còn may mắn hơn nước bạn Campuchia khi một dân tộc đã bị đẩy vào nạn diệt chủng . Những cuộc tắm máu đã không xuất hiện trên các đô thị miền Nam . Nên cảm ơn về điều đó
Trả lờiXóa