Một nữ sinh tốt nghiệp đại học Sư Phạm với điểm cao nhất trường- thủ khoa-
không xin được việc làm giáo viên nên cô ở nhà "chăn lợn". Đề tài có vẻ hot trên báo, đúng mô típ thời thượng: một bài đưa thông tin về cô thủ khoa chăn lợn, kế là một tâm thư của cô thủ khoa gời cho vị bí thư tỉnh nhà cô, và có lẽ tiếp theo sẽ là chỉ đạo sáng suốt của vị lãnh đạo kia sẽ ban xuống cho cô một chỗ làm để cô được "cống hiến". Thế là đẹp cả mọi đường!
không xin được việc làm giáo viên nên cô ở nhà "chăn lợn". Đề tài có vẻ hot trên báo, đúng mô típ thời thượng: một bài đưa thông tin về cô thủ khoa chăn lợn, kế là một tâm thư của cô thủ khoa gời cho vị bí thư tỉnh nhà cô, và có lẽ tiếp theo sẽ là chỉ đạo sáng suốt của vị lãnh đạo kia sẽ ban xuống cho cô một chỗ làm để cô được "cống hiến". Thế là đẹp cả mọi đường!
Cô gái kia là con thường dân, không phải COCC. Ngành cô muốn xin việc không phải là ngành cạnh tranh với COCC nhưng muốn xin vào làm phải có thủ tục đầu tiên. Dù cô có là thủ khoa cũng không qua được "thủ tục".
Tôi không biết dân miền ngoài suy nghĩ thế nào về cái biên chế/ chỗ làm trong nhà nước. Ở miền NAm, đặc biệt là ở Sài Gòn người giỏi sẽ tự tìm được chỗ đứng, không cần phải tâm thư tâm théo cho ai cả, cũng không cần chạy việc chạy biên chế gì cả.
Tôi có một cô bạn học thời phổ thông, học hết 12 cô không đi học đại học vì hoàn cảnh gia đình không cho phép nhưng suốt 30 năm nay cô sống bằng nghề dạy học: dạy toán cho các em 12 luyện thi đại học. Cô không tìm học trò mà học trò và phụ huynh tìm cô, năn nỉ cô dạy cho con em họ. Giờ cô mệt muốn nghỉ bớt mà vẫn chưa nghỉ được.
Tôi có một đứa em. là bạn của em gái tôi. Cô này học ĐH sư phạm và cũng trầy trật khi xin việc làm ở quê. Cô bỏ lên SG xin dạy trường tư quốc tế đến nay được trên 10 năm. Giờ cô là người SG với thu nhập đáng mơ ước.
Nếu bạn là dân SG, nhìn quanh mình sẽ thấy rất nhiều người giống như hai trường hợp tôi kể ở trên. Một người mang danh "thủ khoa" mà phải "chạy việc", dù chạy bằng thủ tục đầu tiên, bằng mối quan hệ trên mức tình cảm hay bằng "tâm thư" thì cũng cho ta thấy một điều: không thể tin được những sản phẩm mà nền giáo dục này đang tạo ra. Một sản phẩm gọi là "thủ khoa" mà còn kém cỏi như thế thì có thể hy vọng gì nhiều ở các sản phẩm đại trà khác?
Nếu bạn chưa tin thì tìm đọc "tâm thư" của cô thủ khoa đi, sẽ thấy một bài văn sáo rỗng và thật bình thường nếu không muốn nói là tầm thường. Về nội dung thì bài văn không toát lên được sự chân thành nên không lay động được người đọc. Về hình thức thì cô dùng một vài từ sai lẽ ra không thể có đối với một cử nhân về môn ngữ văn. Thí dụ cô dùng từ: "thủ khoa xuất sắc" là sai và thừa thãi. Dũng từ này cũng cho thấy cô có tâm tý khá tự mãn và thích khoe khoang.
Cô bé thủ khoa kia cũng chỉ là nạn nhân của một nền giáo dục xuống cấp. Bài này không phải để chỉ trích cô mà để phơi bày thực trạng của nền giáo dục, những người phải chịu trách nhiệm về các sản phẩm trồng người mà họ đã tạo ra. Đáng buồn là vấn đề đang đề cập chỉ là một góc nhỏ trong nền giáo dục xuống cấp mà chúng ta đang phải gánh chịu. Nếu mổ xẻ hết về ngành giáo dục chắc là phải chặt hết "trúc Nam Sơn" quá!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét